Quy định mức chi phí đào tạo của 52 nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu vừa ký ban hành Quyết định số 42/QĐ-UBND quy định mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Quy định mức chi phí đào tạo của 52 nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng ở Hà Tĩnh

Học viên lớp đào tạo nghề “Kỹ thuật chế biến món ăn và dịch vụ nhà hàng” tại xã Thạch Ngọc (Thạch Hà) giới thiệu các món ăn do các học viên chế biến.

Đối tượng áp dụng theo quyết định này là các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân có liên quan đến đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn Hà Tĩnh; người trong độ tuổi lao động theo quy định có nhu cầu học nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh.

Quyết định quy định cụ thể mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng đối với 7 nghề đào tạo cho người khuyết tật và 45 nghề đào tạo của 5 nhóm nghề trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; mức chi phí đào tạo nghề áp dụng để làm căn cứ xác định mức hỗ trợ chi phí đào tạo cho từng đối tượng chính sách được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng theo quy định pháp luật.

Quy định mức chi phí đào tạo của 52 nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng ở Hà Tĩnh

Trung tâm Công tác xã hội - Giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật Hà Tĩnh trao chứng chỉ các nghề sửa chữa điện dân dụng; Tin học văn phòng; May công nghiệp cho các học viên là người khuyết tật

UBND tỉnh giao Sở LĐ-TB&XH, Sở NN&PTNT hướng dẫn các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh. Định kỳ hằng năm, Sở LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan, địa phương, đơn vị liên quan rà soát, tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung mức chi phí đào tạo nghề cho phù hợp quy định pháp luật (nếu có).

Sở Tài chính hướng dẫn các đơn vị, địa phương việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng theo quy định.

UBND các huyện, thành phố, thị xã lựa chọn ngành nghề phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhu cầu học nghề của lao động để lập kế hoạch và tổ chức đào tạo nghề theo quy định.

Quyết định số 42/QĐ-UBND có hiệu lực kể từ ngày 10/11/2023 (chi tiết xem tại đây).

Quyết định số 4085/QĐ-UBND ngày 26/10/2015 của UBND tỉnh về việc quy định danh mục nghề và mức kinh phí hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn tại các lớp chuyên biệt cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định số 42/QĐ-UBND có hiệu lực thi hành.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Chủ đề Làng nghề LĐVL

Đọc thêm

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.