Tăng chiều cao ở trẻ và sai lầm cha mẹ hay gặp

Trẻ phát triển chiều cao tối ưu và khỏe mạnh là mong muốn của bất kỳ bậc cha mẹ nào. Tuy nhiên, do những hiểu biết sai lầm về việc tăng chiều cao ở trẻ, dẫn đến tình trạng chăm sóc trẻ sai cách, ảnh hưởng đến sự phát triển tăng chiều cao cho trẻ.

Trẻ em lớn lên như thế nào?

Trẻ lớn lên theo chiều cao khi các xương của trẻ phát triển dài và to ra. Ở các xương dài, sức tăng trưởng này không diễn ra trên toàn bộ chiều dài của các xương, mà chủ yếu là ở hai đầu xương do sự phát triển của sụn tăng trưởng, đặc biệt là ở các vị trí đầu xương ở gần gối, gần khớp vai, gần cổ tay.

Sự tăng trưởng xảy ra từ từ trong suốt thời thơ ấu. Tuy nhiên, đến tuổi dậy thì , con trai và con gái đều bộc phát lớn hẳn lên.

Đến tuổi thanh niên, xương phát triển chậm lại rồi không phát triển dài ra nữa. Khi đó sụn tăng trưởng ở đầu xương không còn khả năng hóa xương, do đã biến đổi thành xương. Vì thế, trẻ sẽ không cao thêm nữa, trên phim chụp X-Quang của xương sẽ không thấy hình ảnh sụn tăng trưởng ở đầu xương.

Như vậy, khi chụp X-Quang chi dưới nếu thấy hiện hình ảnh sụn tăng trưởng thì sẽ không thể cao hơn được nữa. Con gái thường ngừng phát triển chiều cao sớm hơn con trai khoảng 1 hay 2 năm, nên chiều cao trung bình ở con trai lớn hơn con gái.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của con người, cụ thể như:

Yếu tố di truyền: Chiều cao, tầm vóc của trẻ bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền (gen). Tuy nhiên, yếu tố này chỉ quyết định khoảng 23%.

Chế độ dinh dưỡng: Theo nhiều nghiên cứu, dinh dưỡng quyết định khoảng 32% trong việc phát triển chiều cao của trẻ. Điều này cho thấy, đây là một yếu tố có vai trò cực kỳ quan trọng.

Chế độ vận động: Chế độ vận động quyết định khoảng 20% sự phát triển chiều cao ở trẻ. Vì vậy, bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bố mẹ cũng đừng quên cho trẻ tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.

Các yếu tố còn lại: Ngoài những yếu tố vừa kể trên, chiều cao của trẻ còn bị ảnh hưởng bởi môi trường sống, chế độ nghỉ ngơi, bẩm sinh, chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thời kỳ mang thai...

Tăng chiều cao ở trẻ và sai lầm cha mẹ hay gặp

Trẻ phát triển chiều cao tối ưu và khỏe mạnh là mong muốn của bất kỳ bậc cha mẹ nào. Ảnh minh họa.

Một số sai lầm về việc tăng chiều cao ở trẻ

Mỗi trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên đều có các mốc trưởng thành và phát triển khác nhau.

Chế độ ăn kiêng dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên không được khuyến khích, vì đây là giai đoạn cần nguồn dinh dưỡng thiết yếu để tăng trưởng về cân nặng và chiều cao của trẻ.

Nếu trẻ có tăng cân hơn, đừng vội áp dụng các biện pháp ăn kiêng như người trưởng thành, mà hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có những điều chỉnh phù hợp cho đến khi con bạn trưởng thành.

Trên thị trường quảng cáo nhiều thuốc hoặc thực phẩm chức năng làm tăng chiều cao, tuy nhiên hầu như các thuốc này có thành phần chính là Canxi, vitamin D3, vitamin K2 (MK7). Ngoài ra, một số loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng có thành phần hormone tăng trưởng.

Hormone tăng trưởng có tên là Growth Hormone (GH), do thùy trước tuyến yên tiết ra, có tác dụng ảnh hưởng đến hầu như toàn bộ các mô bào trong cơ thể, kích thích tăng trưởng của tế bào, làm tăng cả kích thước và kích thích quá trình phân bào, ảnh hưởng lên toàn bộ quá trình trao đổi chất ở tất cả tế bào. Đồng thời tăng quá trình phân giải mô mỡ để giải phóng năng lượng, giảm sử dụng glucose, tác động gián tiếp đến mô sụn và xương.

Quá trình bài tiết hormone tăng trưởng được cơ thể tự điều hòa phù hợp với giai đoạn phát triển của cơ thể.

Thuốc chứa hormone tăng trưởng là chế phẩm tổng hợp bằng công nghệ sinh học tái tổ hợp gen người (hGH = human growth hormon), được dùng trong một số bệnh, trong đó có làm tăng chiều cao cho trẻ em tuổi đang lớn có chiều cao khiêm tốn mà khi xét nghiệm có nồng độ GH máu thấp, nhưng cũng ở mức hạn chế.

Với trẻ có chiều cao khiêm tốn nhưng không phải do thiếu GH thì dùng hGH không có hiệu quả. Khi dùng hGH với liều cao hoặc kéo dài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ như: Giữ nước, phù, sưng ngón tay, to vú (nam), nhức đầu, ngủ gà, sưng đau khớp , đầy bụng...

Dùng hGH lâu dài, nhất là dùng ở người đã hết thời kỳ phát triển, có thể gây ra chứng to các đầu chi, tăng tần suất bị đái tháo đường, tim mạch, u ác tính đường tiêu hóa...

Vì vậy, bố mẹ khi nên tư vấn bác sĩ trước khi sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng cho con mình, đặc biệt không được tự ý dùng hormone tăng trưởng để tăng chiều cao mà không có chỉ định của bác sĩ.

Hiện nay, một số loại máy móc được quảng cáo là có tác dụng tăng chiều cao. Tuy nhiên, các loại máy này thực ra chỉ có tác dụng như trẻ tập thể thao.

Khi trẻ đến giai đoạn các sụn tăng trưởng biến thành xương và không còn xảy ra quá trình cốt hóa, khi đó trên phim X-Quang không còn hình ảnh khoảng sáng của sụn tăng trưởng. Lúc này trẻ đã hết tuổi phát triển chiều cao và không có biện pháp nào có thể làm tăng chiều cao cho trẻ ngoài phẫu thuật kéo dài chân.

Theo TS. Nguyễn Văn Lượng/SK&ĐS

Đọc thêm

Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, răng sữa bị sâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.
3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

Các món ăn vặt tuy hấp dẫn nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho gan. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này và chú ý đến việc lựa chọn những món ăn lành mạnh.
10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

Đổi giày phù hợp, bỏ thuốc lá, kê gối khi ngủ hay điều chỉnh dáng đi đều có thể giảm áp lực lên cột sống và tăng cường cơ bắp, từ đó giảm đau lưng.
Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa bão lụt và mưa lũ là nấm chân tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở và mụn nhọt. Cách phòng các bệnh ngoài da là: không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn, hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng...
Chấp nhận sự thật của con cái

Chấp nhận sự thật của con cái

Đối với sự thật tiêu cực, đòi hỏi con người phải có khả năng/kỹ năng chấp nhận. Đây chính là một loại khả năng/kỹ năng mang tính tự vệ cao.
6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ suốt đời và nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại bệnh như tim mạch, tiểu đường có thể bắt đầu từ thời thơ ấu.
Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Táo chứa nhiều dinh dưỡng thậm chí ăn táo mỗi ngày còn được coi là 'không cần gặp bác sĩ'. Tuy nhiên, hãy chú ý đến nhược điểm của quả táo để biết nên ăn táo thế nào tốt cho sức khỏe.
Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đề xuất cha mẹ nên trì hoãn việc cho trẻ sử dụng smartphone cho đến khi trẻ 14 tuổi. Với mạng xã hội, cột mốc này là 16 tuổi. Vậy làm thế nào để giúp trẻ tránh xa điện thoại?
Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Nhiều người cho rằng rau quả đông lạnh ít dinh dưỡng hơn rau tươi, nhưng trên thực tế cả hai loại đều chứa lượng vitamin và khoáng chất tương tự nhau. Thậm chí đông lạnh đúng cách còn giúp tránh thất thoát dinh dưỡng trong rau quả sau khi thu hoạch.
Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ bằng cách tập thể dục

Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ bằng cách tập thể dục

Nhiều người cho rằng gen di truyền sẽ quyết định chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, chiều cao của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó phải kể đến dinh dưỡng, thói quen và tập luyện thể dục.
Dấu hiệu nhiễm giun khi nuôi chó mèo

Dấu hiệu nhiễm giun khi nuôi chó mèo

Gia đình tôi nuôi nhiều chó, mèo. Tôi được biết những động vật này dễ gây nhiễm giun đũa. Xin hỏi dấu hiệu nhiễm giun đũa và cần làm gì để đề phòng?
Lợi ích của việc để trẻ buồn chán

Lợi ích của việc để trẻ buồn chán

Trẻ dễ thấy buồn chán trong thời gian nghỉ hè nên phụ huynh thường lo lắng "kiếm gì cho chúng nó chơi" mà quên mất rằng để trẻ ngồi không cũng có những lợi ích.
Thiếu canxi cần phòng ngừa như thế nào?

Thiếu canxi cần phòng ngừa như thế nào?

Canxi rất quan trọng với cơ thể, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương và răng, chiếm khoảng 99%. Vì vậy, việc thiếu canxi có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng ở cả người lớn và trẻ em.
7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung

7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung

Canxi không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với xương và răng, mà còn là một phần không thể thiếu đối với hệ thần kinh, cơ bắp và hệ thống miễn dịch. Vậy khi cơ thể bị thiếu canxi thì sẽ có biểu hiện như thế nào?