Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo, nhóm tác chiến tàu sân bay Charles De Gaulle mang theo những tiêm kích hạm Rafale-M của nước này sẽ được triển khai tới Trung Đông trong khoảng thời gian từ tháng 1 - 4/2020 nhằm hỗ trợ cho Chiến dịch quân sự Chammal ở khu vực.
Chammal là chiến dịch đã được phát động từ năm 2014 để ngăn chặn sự lan tỏa của chủ nghĩa khủng bố IS đồng thời cũng nhằm yểm trợ cho quân đội Iraq trong cuộc chiến chống lại các phần tử thánh chiến cực đoan tại quốc gia này.
Theo kế hoạch dự kiến, Đức, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp cũng sẽ tham gia vào hoạt động triển khai này của Pháp và cùng tháp tùng tàu sân bay Charles De Gaulle tới khu vực.
Tổng thống Macron cho biết, sau thời gian triển khai ở Trung Đông, nhóm tác chiến tàu sân bay Charles De Gaulle sẽ được điều động tham gia các sứ mệnh mới ở Đại Tây Dương và Biển Bắc.
Tiêm kích hạm Rafale-M
Rafale-M là một trong số ít tiêm kích hạm mạnh nhất thế giới hiện nay, chúng có hệ thống điều khiển bay chính xác và giao tiếp tốt đối với phi công, hệ thống phòng ngự của radar SPECTRA tốt nhất thế giới đem lại ưu thế vượt trội. Bên cạnh đó Rafale-M còn có tên lửa và pháo hàng không tốt nhất thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử hàng không, Rafale-M mang một hệ thống tồn tại điện tử tích hợp được đặt tên SPECTRA với tính năng tàng hình dựa trên kỹ thuật phần mềm ảo. Nhưng cảm biến quan trọng nhất là radar quét điện tử thụ động đa phương thức Thales RBE2.
Hãng Thales tuyên bố, đã đạt tới một mức độ nhận thức tình huống cao nhất từ trước tới nay thông qua việc thám sát và theo dõi sớm nhiều mục tiêu trên không cho cận chiến và can thiệp tầm xa; các bản đồ ba chiều thời gian thực cho việc theo dõi mặt đất, và các bản đồ thời gian thực độ phân giải cao mặt đất cho hoa tiêu và ngắm mục tiêu.
Tuy nhiên, trong những trường hợp cần sự điều khiển, Rafale có thể sử dụng nhiều hệ thống cảm biến thụ động: hệ thống cảm biến điện quang học (electro optical system) phía trước (front-sector) hay Optroniques Secteur Frontal (OSF), do Thales phát triển, hoàn toàn được tích hợp bên trong máy bay và có thể hoạt động cả ở tầm sóng nhìn thấy được và sóng hồng ngoại.
Hệ thống chiến tranh điện tử SPECTRA, được hợp tác phát triển giữa Thales và EADS France, khiến chiếc máy bay có khả năng tồn tại cao nhất trước những mối đe dọa từ trên không và dưới mặt đất. Các đường nối dữ liệu thời gian thực cho phép máy bay không chỉ liên lạc với các máy bay khác, mà còn với các trung tâm chỉ huy và điều khiển cố định, di động dưới mặt đất.
Mang trong mình nhiều tuyệt kỹ và được chứng minh thực tế chiến đấu tại Lybia và Syria, tuy nhiên giá thành quá đắt, tương đương loại chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 lại là ngăn trở chính của loại tiêm kích hạm này trở lên phổ biến.
Hiện tại mới chỉ có không quân Pháp trang bị loại chiến đấu cơ trên hạm Rafale-M này.