Tỏ ra sợ vợ - mốt của đàn ông bây giờ?

Tôi và chồng tôi cùng tuổi, yêu nhau từ thời Đại học. Học xong thì làm đám cưới. Cả hai vốn tính hiền lành, hiểu và tôn trọng nhau. Những mối quan hệ công việc, bạn bè cả hai đều ít khi soi mói can thiệp. Thế nhưng đợt vừa rồi đi nghỉ mát cùng công ty chồng, tôi mới phát hiện ra chồng tôi là chuyên gia nói xấu vợ.

to ra so vo mot cua dan ong bay gio

Thực ra lúc đầu tôi cũng không để ý, chỉ có cảm giác mấy cô em đồng nghiệp nhìn tôi có vẻ dè chừng. Mấy ông anh thì mỗi lần ăn cơm mà có uống rượu thì thể nào cũng lén nhìn tôi, xong rồi cử người đến cạnh tôi “xin phép em cho chồng em uống vài chén cho vui nhá, chỉ vài chén đủ vui thôi, nếu nó say bọn anh chịu hoàn toàn trách nhiệm”. Tôi nghe xong chỉ biết cười, nghĩ đồng nghiệp của chồng cũng khéo đùa thật.

Chồng tôi thực ra khoản rượu chè cũng kém, chỉ vài chén là say. Tôi tuyệt nhiên chưa bao giờ có ý cấm chồng uống rượu( vì có cấm cũng chẳng được), chỉ khuyên chồng “tửu lượng mình kém thì nên biết giới hạn để dừng, say rượu vừa mệt người lại vừa mất vui”. Bài bạc chồng tôi cũng không ham, vậy nên trong lúc các anh nhân dịp trời nắng nóng trốn trong điều hòa đánh bài thì chồng tôi đưa vợ con đi tham quan chỗ này chỗ nọ. Ấy vậy mà vừa ló mặt đến khách sạn đã nghe sếp của chồng nhìn tôi trách móc: “Ở nhà em hành nó thế nào cũng được, đi ra phải cho nó thoải mái chút chớ, đi đâu cũng kè kè, quản chồng cũng vừa phải thôi kẻo lại như nước, càng nắm càng trôi tuột đấy”. Tôi thấy chồng tôi tủm tỉm cười, lại vẫn nghĩ sếp chồng đang đùa.

Tối, nhân lúc chồng đang cùng anh em chém gió bên bàn rượu, tôi rủ chị đồng nghiệp của chồng đi dạo bên bờ biển. Lúc đầu chị cũng ít chuyện nhưng rồi vì tôi cởi mở nên chị cũng pha trò. Chị bảo tôi: “Nhìn chồng em nem nép sợ vợ mà thèm. Chồng chị á, ổng thích làm gì là làm, ai nói nghe chứ vợ nói không bao giờ nghe”. Tôi ngạc nhiên nói: “Ai bảo chị là chồng em sợ vợ?”

Nghe chị ấy kể em mới nhớ ra mọi chuyện, thì ra là có lần anh ấy ngã xe bị bầm tím ở mặt, đến công ty anh ấy bảo “vợ nghe điện thoại thấy giọng con gái gọi điện nên đánh”. Có lần liên hoan cuối năm ở chông ty anh ấy uống nhiều nên hơi say say, sáng mai đến công ty anh ấy mách “tối qua phải thuê nhà nghỉ ngủ vì vợ không cho vào nhà”. Mỗi lần ngồi đi ăn tiệc ngồi cùng bạn bè, anh ấy chối rượu bằng cách “vợ em cứ đá chân với véo hông em suốt nãy giờ. Em mà say thì về nhà ai cứu?”. Chị ấy bảo, mỗi lần kể giọng anh ấy rất thiểu não, chán nản đến cực độ khiến ai cũng cảm thấy ngại thay, anh ấy còn tuyến bố: “Nói thật, vợ em ấy, cả khu phố đều sợ chứ có riêng gì em đâu”.

Tôi nghe chị ấy kể xong vừa ngạc nhiên vừa hoang mang tột độ. Không ngờ chồng mình ra ngoài lại nói xấu vợ như thế. Chả trách mấy cô em đồng nghiệp sợ tôi ghen nên cứ dè chừng, mấy anh trai thì toàn mỉa mai đá đểu chuyện tôi quản chặt, ức hiếp chồng. Mà mỗi lần ai nói gì chồng tôi cũng chỉ tủm tỉm cười, lại còn can “mọi người cứ thế rồi về nhà lại chết em”. Hóa ra, nhờ chồng mà tôi trong mắt người ngoài đã trở thành một “mụ sư tử” chính hiệu.

Thường thì ông chồng nào dù có sợ vợ thật ra đường vẫn tỏ vẻ “ta đây cóc sợ vợ”, vậy mà chồng tôi thì luôn tỏ ra mình là người sợ vợ, lại thường xuyên bịa chuyện mình bị vợ bạo hành. Tôi không hiểu là chồng tôi “đùa như thật” hay là có lý do gì khác. Nếu mọi lời nói chỉ là đùa thì đâu cần phải “diễn sâu” đến mức cả công ty ai cũng tin như vậy.

Tôi đem chuyện kể với bạn bè, đứa thì nói “anh ấy tỏ ra sợ vợ tức là yêu vợ đấy. Đàn ông yêu vợ là đàn ông khi ra ngoài không sợ mang tiếng sợ vợ”. Có đứa lại nói: “Ôi, chồng tao cũng thế. Tỏ ra sợ vợ là mốt của đàn ông bây giờ. Bao nhiêu tội nợ cứ đổ lên đầu vợ hết. Lúc nào cũng sợ vợ đánh, sợ vợ chửi, sợ vợ không cho vào nhà, sợ vợ không cho ăn cơm...”

Các anh các chị cho tôi hỏi, có thật tỏ ra sợ vợ là mốt bây giờ của đàn ông không? Liệu tôi có nên nói chuyện này một cách nghiêm túc với chồng tôi không hay cứ mặc kệ vậy?

Theo Ngân Hà/Dantri

Đọc thêm

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.
Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành Nhật Bản thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập cao, ở mức 3,3%.
Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google

Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google

Chúng ta có thói quen tra cứu trên Google và thường xem kết quả đầu tiên tìm được mà không đào sâu vào độ tin cậy của thông tin.