Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt chủ trì đầu cầu Hà Tĩnh
Nhấn mạnh tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến rất phức tạp, khó lường, xuất hiện nhiều loại dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm, chưa từng có tại Việt Nam như dịch tả lợn châu Phi, đe doạ sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi và đời sống của người nông dân, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ NN&PTNT, các bộ, ngành Trung ương, các địa phương tuyệt đối không được chủ quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo. Ảnh: VGP/Đoàn Bắc
Tại hội nghị, đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) tại Việt Nam thông tin: Dịch tả lợn Châu Phi xẩy ra tại 17 quốc gia. Tính từ đầu tháng 8/2018 đến nay, Trung Quốc có 14 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh với hơn 38.000 con lợn các loại buộc phải tiêu hủy. Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại Trung Quốc có chiều hướng lây lan dần về phía Nam (đến các tỉnh gần với biên giới Việt Nam).
Bệnh dịch tả Châu Phi có thể gây chết ở lợn với tỷ lệ rất cao so với những bệnh khác như LMLM và dịch tả lợn cổ điển. Hiện chưa có vắc xin, thuốc điều trị được bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; giải pháp phòng bệnh là chính.
Trung Quốc tiêu hủy hơn 38.000 con lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (Ảnh Internet)
Ngày 12/9/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 1194/CĐ-TTg; Bộ NN&PTNT ban hành Công điện khẩn số 6741/CĐ-BNN-TY chỉ đạo các địa phương tập trung triển khai các biện pháp ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam.
Trong đó, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, kinh doanh, buôn bán lợn và các sản phẩm của lợn trên địa bàn; kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm theo đúng quy định; đặc biệt đối với lợn không rõ nguồn gốc; theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn lợn tại các địa phương, để phát hiện và xử lý kịp thời, tổ chức tốt công tác phòng, chống dịch bệnh.
Ngoài ra, tăng cường vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường, chủ động phòng, chống dịch bệnh tại các khu vực có nguy cơ dịch bệnh cao, cơ sở chăn nuôi lợn tập trung, cơ sở giết mổ tập trung, chợ buôn bán động vật, sản phẩm động vật...
Để chủ động phòng chống dịch bệnh nguy hiểm này, Hà Tĩnh đã ban hành văn bản số 5455/UBND-NL ngày 11/9/2018 về việc chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào tỉnh Hà Tĩnh.
Phát động vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường, chủ động phòng, chống dịch bệnh tại các khu vực có nguy cơ dịch bệnh cao
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo ngành chuyên môn và chính quyền các địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, kinh doanh, buôn bán lợn và các sản phẩm của lợn trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành chức năng trong việc kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm theo đúng quy định, đặc biệt đối với lợn không rõ nguồn gốc...
Sở NN&PTNT chủ động nắm bắt thông tin, diễn biến tình hình bệnh dịch tả lợn Châu Phi tại các địa phương để kịp thời tham mưu các giải pháp nhằm ngăn chặn sự xâm nhiễm của bệnh...
Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng: Thời tiết bất lợi thì lại rất thuận lợi cho các loại dịch bệnh ở động vật phát sinh, nguy cơ tiềm ẩn xẩy ra dịch vật rất cao.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường: Cần triển khai đồng bộ các biện pháp để ngăn chặn bệnh dịch tả lợn Châu Phi
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT thôn đề nghị các ngành liên quan rà soát lại Đề án phòng chống dịch bệnh từ này đến cuối năm, đặc biệt xây dựng chương trình, kế hoạch chi tiết, cụ thể về phòng chống dịch tả lợn Châu Phi.
Thời gian tới, các địa phương phải triển khai đồng bộ các biện pháp để tăng cường kiểm soát chặt chẽ các của khẩu, cửa ngạnh, giao thông để ngăn chặn từ xa, nhất là các tỉnh biên giới.
Cục Thú y cần kịp thời hỗ trợ kỷ thuật cho các địa phương, để giám định nhanh các dịch bệnh trong chăn nuôi, đặc biệt là dịch tả lợn Châu Phi để có kết luận sớm nhất; tăng cường hợp tác chặt chẽ, liên tục có thông tin, kinh nghiêm của các nước để có biện pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời.
Tin liên quan: