Vì sao gái tốt rất khó dứt khoát chia tay một gã trai tồi?

Gã này tệ đến mức cả xã hội không ai chấp nhận nổi, ấy vậy mà cô gái kia vẫn một lòng một dạ ở bên gã và nhất quyết không chịu chia tay cho dù có ai nói ngả nói nghiêng.

Trai tồi - bad boy được nhiều người ví như thanh sô cô la đen, rất đắng nhưng lại ngon đến khó cưỡng nếu đã trót thử một lần.

Vị đắng nơi đầu lưỡi sẽ sớm trở nên ngọt ngào và đầy mê đắm khiến các cô gái không thể nào chối từ. Một lần, hai lần rồi n lần, không ai muốn nói lời tạm biệt với món sô cô la ấy và coi nó như một món ngon mà cuộc sống ban tặng cho mình.

Tuy nhiên, bài viết này sẽ không đề cập đến các khía cạnh "phẩm chất" của một gã trai tồi, vì sao gã lại có thể làm một cô gái tốt mê đắm gã đến thế. Mà chúng ta hãy tìm hiểu xem, đâu là những lý do khiến con gái rất khó dứt khoát chia tay một kẻ được cho là bad boy theo các tiêu chuẩn của xã hội.

vi sao gai tot rat kho dut khoat chia tay mot ga trai toi

Trong một mối quan hệ gái tốt + trai tồi, bao giờ người chịu thiệt thòi cũng là phụ nữ (đương nhiên). Họ chịu đựng mọi sự chà đạp, giày xéo từ người mà họ gọi là người yêu trong câm lặng.

Họ biết rõ mình đang phải hứng chịu những cơn cuồng nộ vô lý như thế nào, họ hiểu mình đang phải hy sinh mù quáng cho kẻ không xứng đáng ra sao. Nhưng kỳ lạ là những cô gái tốt lại chẳng thể dứt khoát chia tay được những gã trai tồi, dù họ có thừa thông minh để làm việc đó.

Hay phải chăng là do họ không thể làm được?

Vậy nguyên nhân từ đâu mà gái tốt lại khó dứt trai tồi?

Trước hết, nếu đang trong một mối quan hệ, thì phụ nữ rất sợ phải quay lại cuộc sống độc thân.

Bạn tôi đã từng ví von "Khi yêu, con gái giống như con cún của đàn ông vậy. Họ chỉ biết đến duy nhất người đó, trung thành với người đó và chỉ cần được ở bên người đó là họ đã đủ hạnh phúc lắm rồi".

Mới nghe thì lời so sánh này không hay cho lắm, nhưng nghĩ kĩ lại thì quả đúng như vậy. Phụ nữ một khi đã quá quen với sự hiện diện của một người đàn ông trong đời sống hàng ngày của mình, thì họ sẽ luôn có tư duy bám víu vào người đàn ông ấy.

Mọi hoạt động như đi ăn, đi chơi, hay những câu chuyện vui buồn đều có người để chia sẻ, làm vơi bớt đi nỗi cô đơn trong lòng người phụ nữ thì nay bảo họ phải từ bỏ tất cả những thói quen đó, để quay về cuộc sống độc thân quả thật khó vô cùng.

Mọi thứ tưởng chừng như đã quen thuộc lại trở nên thật lạ lẫm và đáng sợ. Cái viễn cảnh chỉ có một mình trong tất cả những ngày lễ tết, cuối tuần cũng không có ai để hẹn hò dạo quanh phố xá, hay ăn cùng nhau một bữa cơm cũng trở nên xa vời đã khiến phụ nữ e ngại việc chia tay .

Mà trai tồi thì rất khéo léo lấy lòng gái tốt. Gã có thể chiều chuộng một cô gái như bà hoàng, đem lại cho họ cảm giác được là duy nhất, khiến họ say đắm gã như lần đầu biết yêu. Bị đánh, bị mắng ư?

Chỉ cần trai tồi nói vài câu dỗ dành là gái tốt lại nhắm mắt cho qua thôi. Mật ngọt chết ruồi, thì gái tốt cũng chết bởi sự quan tâm chu đáo và cái miệng dẻo hơn kẹo kéo của trai tồi.

vi sao gai tot rat kho dut khoat chia tay mot ga trai toi

Tiếp theo, không phải cô gái tốt nào cũng là cô gái mạnh mẽ, độc lập.

Nhiều cô gái tốt chính là gái ngoan trong truyền thuyết, tức là những cô gái nhu nhược, không có chính kiến và không biết cách bảo vệ mình. Gái tốt không dám đứng lên đòi hỏi quyền lợi cho bản thân, cho những thứ mình xứng đáng được có.

Gái tốt nhu nhược đến mức còn tự nguỵ biện cho những hành động đánh đấm, chửi bới của trai tồi bằng những lý do hết sức vô lý chẳng hạn như "Chắc hôm nay anh ấy có chuyện không vui" (Không vui thì được phép đánh người yêu?), "Anh ấy đã phải lo lắng cho mình nhiều rồi" (Lo cho người ta thì được quyền chửi bới?)...

Gái tốt tự drama hoá cuộc đời mình, gắn cho nó nhiều kịch bản gay cấn và hấp dẫn. Để rồi nếu thiếu đi những bi kịch ấy thì họ lại cho rằng đời mình thật nhạt nhẽo, cuộc tình này cũng vô vị làm sao.

Khi phụ nữ không đủ mạnh mẽ và độc lập để tách ra khỏi một bad boy, họ sẽ luôn ôm ấp một niềm tin dang dở và nham nhở vào bản thân, rằng họ có thể thay đổi được con người ấy, có thể chỉ cần đi ngủ và ngày mai thức dậy, gã bad boy sẽ ngay lập tức biến thành good guy.

Nói rằng gái tốt ảo tưởng sức mạnh thì có hơi quá lời, nhưng thật sự họ sai lầm khi nghĩ rằng mình có thể thay đổi bản chất của một ai đó. Cái vòng tròn luẩn quẩn đi tìm những lý do hợp lý cho việc mình bị đối xử tệ của gái tốt cứ diễn ra đều đều "Anh ấy như thế đấy, nhưng mà...". Và chính cái "nhưng mà..." kia đã níu kéo họ ở lại, khiến họ không thể dứt khoát chia tay.

vi sao gai tot rat kho dut khoat chia tay mot ga trai toi

Cuối cùng, gái tốt không tự tin rằng mình có thể yêu được ai đó tốt hơn trong tương lai.

Đa số các cô gái đều có suy nghĩ người mình đang yêu là người tốt nhất, hoặc nếu không phải là người tốt nhất thì sẽ là người phù hợp nhất.

Bởi nếu không phải vậy thì tại sao mình lại yêu người ta? Không ai dám tin rằng có một gã đàn ông tử tế hơn sẽ xuất hiện nếu mình chia tay người hiện tại. Không ai dám chắc rằng chia tay bad boy xong thì mình sẽ tìm được good guy.

Gái tốt cũng thường lo sợ đến lời đàm tiếu của người ngoài. Đàn ông yêu 5-7 người thì được cho là đào hoa, nhưng phụ nữ cứ chia tay rồi lại yêu người mới sẽ bị nói là lăng nhăng, hết thằng này đến thằng khác... Vì thế gái tốt chỉ nghĩ đến việc yên ổn bên cạnh người đàn ông mình đã chọn - dù cho đó có là một gã trai tồi đi chăng nữa.

Tôi biết, tất cả những lời khuyên chẳng có ý nghĩa gì với phụ nữ khi họ đã bị cuốn vào sự mê muội của ái tình. Chỉ có khi người trong cuộc tự thức tỉnh và nhận ra mình xứng đáng với những thứ tốt đẹp hơn, thì may ra họ mới có thể dứt khoát với kẻ đang khiến họ buồn bã, u sầu.

Nếu bạn là một cô gái tốt và đang yêu phải một gã tồi, hy vọng bài viết này có thể giúp bạn sớm đưa ra quyết định sáng suốt cho mình. Hãy mạnh dạn đóng lại cánh cửa này, thì cánh cửa khác mới có thể mở ra với bạn.

Theo Robin/Guu.vn

Đọc thêm

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.
Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành Nhật Bản thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập cao, ở mức 3,3%.
Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google

Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google

Chúng ta có thói quen tra cứu trên Google và thường xem kết quả đầu tiên tìm được mà không đào sâu vào độ tin cậy của thông tin.