Nghiên cứu của Edinburgh International Science Festival (Anh) cho thấy điều thú vị, đó là bất kỳ sự thay đổi nào trong tình cảm của một cặp vợ chồng thì ngay lập tức ảnh hưởng tới tư thế ngủ của họ. Điều quan trọng nhất ở đây không phải là tư thế mà vợ chồng âu yếm nhau trước hay ngay sau khi ngủ thiếp đi. Tư thế mà vợ chồng đã ngủ suốt đêm và thức dậy vào buổi sáng mới là điều thực sự quan trọng.
Trang Bright Side chỉ ra những tư thế sẽ giúp các cặp đôi hiểu hơn về mối quan hệ của mình:
Tư thế ‘vòng tay ngọt ngào’
Tư thế này phổ biến với các cặp vợ chồng khi cuộc sống hôn nhân vẫn còn đam mê, đầy dịu dàng và tình yêu.
Tư thế ‘đối thoại’
Rất phổ biến với những cặp đôi duy trì được sự kết nối mạnh mẽ nhưng họ vẫn cần dành nhiều thời gian hơn bên nhau và để giao tiếp thường xuyên hơn.
Tư thế ‘ngắm sao’
Cả hai người cùng nằm ngửa. Một người (thường là chồng) để “nửa kia” ngả đầu vào vai, “nửa kia” có vẻ lệ thuộc nhiều hơn. Nó cho thấy sự kết nối tuyệt vời của cặp đôi, nhưng thỉnh thoảng thì một trong hai người sẽ không thoải mái với tư thế này.
Tư thế ‘nâng niu’
Cũng tương tự như tư thế ‘ngắm sao’ nhưng thân mật hơn. Tư thế này rất phổ biến với những cặp vợ chồng liên tục thể hiện tình cảm của mình. Cả hai rất dịu dàng, quan tâm nhau rất nhiều.
Tư thế ‘yêu mến’
Nhiều cặp vợ chồng thường rất hạnh phúc và vui vẻ tận hưởng mối quan hệ của họ. Tư thế này cho thấy họ tôn trọng ‘không gian riêng’ của nhau. Và chỉ một chút chạm nhẹ ở phần lưng cũng rất quan trọng để họ cảm thấy sự hiện diện của ‘một nửa’ ở ngay cạnh mình.
Tư thế ‘tự do’
Nó có thể do cặp vợ chồng đi ngủ ngay sau khi giữa họ xảy ra cuộc cãi vã lớn. Tuy nhiên, có một cách giải thích khác rằng, tư thế này cho thấy cặp đôi là những người độc lập, riêng tư nên đòi hỏi nhiều ‘không gian riêng’.
Tư thế ‘bá chủ’
Những người có xu hướng nằm chiếm hết cả chiếc giường là những người cảm thấy cần phải khẳng định mình hơn là thể hiện tình cảm với “bạn đời”. Hành xử của họ trong mối quan hệ thường rất ích kỷ, được phản ánh trong thói quen khi ngủ.
Tư thế ‘úp thìa’
Cho thấy mối quan hệ hài hòa và đầy nhiệt huyết của cặp đôi. Tư thế này rất phổ biến trong những năm đầu của hôn nhân. ‘Một nửa’ ôm từ phía sau thường đóng vai trò bảo vệ trong mối quan hệ. ‘Nửa kia’ được ôm từ phía sau sẽ rất thích cảm giác được bảo vệ.
Tư thế ‘chạm nhẹ’
Cũng thoải mái như tư thế ‘úp thìa’, nhưng ở tư thế này cặp đôi tự do hơn. Có hai cách giải thích cho tư thế này. Một là thể hiện mối quan hệ không còn niềm đam mê. Một trong hai người không cần bất kỳ sự thân mật nào hay chỉ đơn giản là không hài lòng với “bạn đời”. Thứ hai là “một nửa” quay lưng lại với “nửa kia” như cách biểu lộ cảm xúc và đang sẵn sàng để nhận được sự quan tâm, chú ý nhiều hơn.
Tư thế ‘gác chân’
Nhiều đôi không muốn thân thể va chạm nhau trong giấc ngủ, chỉ vô tình chạm chân của nhau. Các cặp vợ chồng ngủ như thế này có sự chia sẻ, hòa hợp gia đình và tin tưởng lẫn nhau. Họ cung cấp cho “bạn đời” sự tự do trong khi vẫn giữ một “cầu nối” nhỏ để gần gũi và cảm nhận được tình cảm dành cho nhau mỗi đêm.