Hạnh phúc thăng hoa của hai vợ chồng khuyết tật

(Baohatinh.vn) - Tình yêu của những người khuyết tật luôn gặp nhiều khó khăn, rào cản. Thế nhưng, bằng sự sẻ chia, anh Vũ Tùng Đạt (SN 1984) và chị Lê Thị Thúy Hằng (SN 1989) (xã Kỳ Hưng, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã vượt qua tất cả để xây dựng tổ ấm hạnh phúc.

Nghị lực của chàng trai khuyết tật

Sinh ra và lớn lên ở thôn Tân Hà (xã Kỳ Hưng), anh Vũ Tùng Đạt phải trải qua cuộc đời nhiều mất mát. Mẹ anh, bà Phùng Thị Thi (sinh năm 1943) là thanh niên xung phong, tham gia chống Mỹ cứu nước ở chiến trường Quảng Trị từ năm 1968-1971; giờ là thương binh, mang trong mình nhiều vết thương chiến tranh cùng chất độc màu da cam. Bà sinh ra người con gái đầu bị di chứng chất độc da cam.

Hạnh phúc thăng hoa của hai vợ chồng khuyết tật

Anh Đạt, chị Hằng ngày cưới

Ông bà quyết định sinh lần tiếp với hy vọng con sẽ thông minh, khỏe mạnh. Khi bà mang thai Đạt thì ông đột ngột qua đời. Bà sinh Đạt trong nước mắt. Mới sinh, Đạt cũng như bao đứa trẻ nhưng đến tuổi chập chững, cơ thể anh yếu dần. Đưa đi khám, bác sỹ chẩn đoán anh bị căn bệnh hiếm gặp do di chứng chất độc da cam. Lớn lên, Đạt không thể tự di chuyển được. Bà Phùng Thị Thi vất vả nuôi hai người con tật nguyền.

Đến tuổi, thấy các bạn tung tăng đến trường, anh Đạt cũng khao khát cháy bỏng. Nhờ mẹ và bạn bè, anh Đạt học hết THCS rồi phải nghỉ vì sức khỏe yếu. “Từ khi nghỉ học, tôi đã rất buồn và chán nản, rất tự ti. Cũng may có sự động viên của mẹ và mọi người xung quanh, dần dần, tôi đã vượt qua và sống vui vẻ" - Đạt chia sẻ.

Trong thời gian đó, anh Đạt nghĩ mình phải làm gì đó để kiếm thêm thu nhập, tạo niềm vui. Được một tổ chức từ thiện tặng cho chiếc máy may, anh mày mò học may vá. Sau một thời gian miệt mài, anh may được quần áo cho bà con xung quanh. Nhưng sau đó, thấy việc này thu nhập thấp nên anh học vẽ tranh, cắt chữ và viết chữ thư pháp từ một bạn thân. Rồi anh cùng bạn mở cửa hàng lưu niệm, bán hàng và vẽ tranh.

Hạnh phúc thăng hoa của hai vợ chồng khuyết tật

Đời thường của cặp vợ chồng

Làm cùng người bạn được một thời gian, Đạt tự nhận vẽ tranh, cắt chữ đám cưới, in thiệp mời và thiết kế thiệp mời. Không dừng lại ở đó, Đạt tiếp tục tự mày mò học sửa lỗi máy tính, rồi mở tiệm internet tại nhà để kiếm sống.

Tình yêu kỳ diệu

Cũng chính nhờ quán internet, anh Đạt anh kết nối được với người bạn đời hện tại của mình là chị Lê Thị Thúy Hằng, cũng bị khuyết tật 1 chân, quê ở Nam Đàn, Nghệ An. Chị Hằng từng là học viên của Trung tâm nghị Lực sống ở Hà Nội, rồi làm kế toán cho một công ty ở Nghệ An. "Tôi và vợ quen nhau khi cùng tham gia một nhóm dành cho người khuyết tật trên mạng xã hội. Hôm đó buồn buồn nên mình lên facebook kiếm người nói chuyện thì gặp được cô ấy. Thấy dễ thương nên bắt chuyện làm quen", anh Đạt chia sẻ.

Hạnh phúc thăng hoa của hai vợ chồng khuyết tật

Niềm hạnh phúc của gia đình nhỏ

Kể từ đó, tình yêu giữa hai người lớn dần. Qua gần 1 năm quen nhau, chị Hằng quyết định lặn lội hơn 110km từ Nam Đàn đến Kỳ Anh tìm thăm anh Đạt. Chị Hằng bật khóc kể: “Từ Kỳ Anh về, tôi càng thương anh nhiều hơn. Lúc đó, như có ai mách bảo mình gắn bó cuộc đời để chăm sóc anh. Rồi tôi mạnh dạn đưa bố mẹ đến gặp anh. Nhìn thấy anh Đạt, bố mẹ tôi đã khóc. Họ sợ con khuyết tật một chân, lấy một người khuyết tật hai chân thì sẽ khổ. Rồi tôi vạch kế hoạch tương lai, rằng có thể tin tưởng dựa vào anh cả về kinh tế lẫn tinh thần... Cuối cùng, bố mẹ chấp thuận”.

Hạnh phúc thăng hoa của hai vợ chồng khuyết tật

Gia đình anh Đạt, chị Hằng trong lần về thăm quê Bác

Tháng 10/2013, một đám cưới giản dị được tổ chức, cặp đôi chính thức "về chung một nhà". Sau hơn một năm, cậu con trai Vũ Lê Gia Bảo chào đời khỏe mạnh, kháu khỉnh.

Cuộc sống hai vợ chồng hiện chưa hoàn toàn ổn định, mọi thu nhập dựa vào tiền trợ cấp xã hội và kinh doanh internet. Tuy nhiên, tinh thần lạc quan và niềm hạnh phúc luôn giúp họ vượt qua khó khăn, thiếu thốn.

Chủ đề PHÓNG SỰ - KÝ SỰ

Đọc thêm

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.
Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành Nhật Bản thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập cao, ở mức 3,3%.
Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google

Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google

Chúng ta có thói quen tra cứu trên Google và thường xem kết quả đầu tiên tìm được mà không đào sâu vào độ tin cậy của thông tin.