Ly hôn, độc thân và mẹ đơn thân...

Kinh tế xã hội càng phát triển, tỉ lệ ly hôn - nhất là các cặp vợ chồng trẻ - ngày càng cao. Khuynh hướng sống độc thân của thanh niên - cả nam lẫn nữ - cũng tăng.

Không chỉ ở các nước phát triển phương Tây, Nhật Bản, Hàn Quốc... mà ngay cả các nước mới nổi và đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam... cũng tăng với tỉ lệ đáng lo.

ly hon doc than va me don than

Kinh tế thay đổi và tình cảm con người cũng thay đổi.

Theo một cuộc điều tra của một nhóm nghiên cứu xã hội tình nguyện, hiện nay tại các TP lớn ở Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM, hiện tượng giới trẻ “tôn thờ chủ nghĩa độc thân” và phụ nữ “làm mẹ đơn thân” (single mom) trong giới trẻ có chiều hướng ngày càng phát triển.

Sống độc thân và làm mẹ đơn thân - “single mom”

Nhiều phụ nữ đầy đủ điều kiện để có một mái ấm gia đình vẫn từ chối các cơ hội làm vợ, làm mẹ. Còn các bạn nam ngày càng lấy vợ trễ, một phần vì thích độc thân tự do bay nhảy và cũng vì nhiều bạn gái không muốn trói buộc trách nhiệm sớm!

Ông bạn nhà văn của tôi tuổi đã ngoài 60, có hai cô con gái hàng tuổi “băm”, học hành đậu đạt, nhan sắc cả hai đều trên trung bình. Cô chị 35 tuổi, phó giám đốc một ngân hàng; cô em băm ba, làm ở một công ty phần mềm. Thế nhưng chưa cô nào chịu lấy chồng. Gặp anh bạn ở quán nhậu, tôi buột miệng hỏi: “Chừng nào mời bạn bè uống rượu mừng mấy ái nữ ông đây?”.

Bạn tôi nâng ly bảo, giọng không vui không buồn: “Thì rượu đây, xin mời. Thôi, mặc chúng nó. Đứa lớn bảo: “Con chỉ thích sống độc thân cho khỏe. Nhìn thấy cảnh bạn bè cưới năm trước, năm sau ly hôn, con chán lắm””. Tôi nói an ủi ông bạn già: “Cái ý đó cũng hay chứ! Còn hơn lấy nhau ít lâu lại bỏ nhau, hay cắn đắn nhau như chó với mèo. Ít bữa lại thấy con gái bồng cháu ngoại về khóc lóc đòi ở lại với bố mẹ luôn, còn rầu hơn!”.

Bạn tôi nốc một hơi cạn ly bia, rầu rĩ: “Còn con em nó bảo: “Con ở vậy với bố mẹ sướng hơn. Lấy chồng chi cho mệt. Mai mốt khi nào thích, con kiếm đứa con. Làm mẹ đơn thân khỏe re, chẳng phiền phức. Bố cũng sẽ có cháu ngoại bồng mà!”. Tôi nghe nó nói mà nổi khùng. Nó còn hỏi tôi: “Bố có xem bộ phim Sống với mẹ chồng đang chiếu trên VTV không? Gặp bà mẹ chồng như thế thà ế dài còn hơn!”. Tôi không xem phim nên chỉ biết lắng nghe”. Chợt một bà sồn sồn lên tiếng: “Coi bộ xem bộ phim này xong nhiều cô bỏ ý định lấy chồng luôn!”.

Ly hôn và sống thử

Bây giờ chuyện ly hôn, nhất là đối với những cặp vợ chồng trẻ gần như là “chuyện thường ngày ở huyện”. Mới thấy họ lấy nhau, đám cưới hoành tráng, tiệc tùng linh đình. Đùng một cái, năm sau nghe họ bỏ nhau. Cô con gái út của chú tôi lấy chồng là người yêu từ thuở học chung trung học phổ thông, đến khi tốt nghiệp đại học, ra trường vài năm, tức gần bảy, tám năm mới lấy nhau. Tưởng mối tình sâu đậm, khắng khít như thế chắc sẽ bền lâu. Nhưng chỉ hai năm sau cả hai đã đưa nhau ra tòa ly hôn.

Cô em tôi được tòa quyết cho nuôi đứa con gái bé bỏng mới thôi nôi, chồng phải tài trợ nuôi con đến trưởng thành. Cô đem con về nhà bố mẹ ở nhờ, vì trước đó vợ chồng chỉ mua được căn hộ chung cư trả góp, ly hôn chồng ở lại tiếp tục góp và “thối” lại cho vợ được vài trăm triệu đồng! Tôi đến thăm chú, gặp cô em không tiện hỏi ly hôn do lỗi ai nhưng xót xa nhìn đứa trẻ thơ bé bỏng tội nghiệp. Cô em tôi nói: “Biết vậy hồi đó... sống thử xem sao”.

Rồi cô bảo có nhỏ bạn người Hà Nội làm chung công ty, nó sống thử với bạn trai cả năm rồi, thấy vui vẻ lắm! Tôi cũng nghe rất nhiều trường hợp các bạn trẻ, phần lớn là sinh viên hay công nhân xa nhà sống thử. “Đậu gạo nấu cơm chung”. Thích thì tiến tới, cảm thấy không hợp hay chán nhau thì vẫy tay chào nhau! Tôi hỏi: “Thế bạn em có tính tiến tới không?”. Cô bảo: “Hình như họ chẳng quan tâm tới chuyện chính thức lấy nhau. Một phần vì gia đình hai đứa ở quê xa, cũng đỡ lo cha mẹ biết phiền lòng. Còn em, ông già mà biết ổng cạo đầu! Với lại bọn em yêu nhau cả bảy, tám năm, tưởng là hiểu nhau, ai ngờ...”.

Nói đến đây cô nghẹn lời. Tôi an ủi cô, cái gì cũng có cái giá của nó, em à. Thôi em ráng lo cho thằng bé. Khi con lớn, biết đâu em sẽ gặp người khác ưng ý, lại đi bước nữa. Em còn trẻ mà, lo gì.

Cô em tôi giãy nảy, một lần thôi, anh ơi. Em lo cho con lớn rồi sống một mình ung dung tự tại, không dại chi rước buồn phiền nữa.

Theo PLO

Đọc thêm

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.
Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành Nhật Bản thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập cao, ở mức 3,3%.
Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google

Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google

Chúng ta có thói quen tra cứu trên Google và thường xem kết quả đầu tiên tìm được mà không đào sâu vào độ tin cậy của thông tin.