Nuôi tôm trên cát ở Hà Tĩnh (Bài 2): Hiểm họa từ những hồ tôm “lướt ván”

(Baohatinh.vn) - Vì quá nôn nóng làm giàu, các chủ hồ nuôi tôm trên cát ở Hà Tĩnh đã lờ đi các điều kiện phải đảm bảo của tôm nuôi. Thực trạng này đã làm xuất hiện ngày càng nhiều những khu “đầm chết” vì ô nhiễm môi trường, dịch bệnh...

Những hồ tôm xả thải thẳng ra biển

Vùng nuôi ở Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên) chuẩn bị bước vào kỳ thả giống cho tôm vụ đông. Vào thời điểm này, các trại tôm bắt đầu công đoạn ngâm hồ, xổ xả vệ sinh trước khi thả nuôi vụ mới. Điều đáng nói, đáng lẽ trước khi xả nước thải ra môi trường, các chủ trại tôm phải xử lý qua bể lắng, lọc, khi đảm bảo các chỉ số an toàn mới cho thải ra môi trường.

Nhưng thực tế, gần như nước thải chảy trực tiếp theo đường ống nhựa đổ ra khe chảy ra biển. Những nơi nước thải đi qua xảy ra hiện tượng tù đọng, bốc mùi, gây bức xúc cho người dân địa phương.

Nuôi tôm trên cát ở Hà Tĩnh (Bài 2): Hiểm họa từ những hồ tôm “lướt ván”

Nhiều hồ tôm ở thôn Bắc Hòa, xã Cẩm Hòa, huyện Cẩm Xuyên...

Nuôi tôm trên cát ở Hà Tĩnh (Bài 2): Hiểm họa từ những hồ tôm “lướt ván”

... xả nước thải trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý

Trực tiếp dẫn chúng tôi tới khu vực các hồ nuôi tôm trên cát ở xã Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên), ông Phạm Như Sỹ - Trưởng thôn Bắc Hòa cho hay: “Chỉ ở mỗi thôn này đã có gần 20 hồ tôm xả ra như thế. Nhiều lần chúng tôi đã phản ánh lên chính quyền nhưng chưa có biện pháp khắc phục. Bây giờ chẳng ai dám tắm vùng biển này”.

Thực trạng này đã kéo dài nhiều năm nay ở Cẩm Hòa. Mạnh ai nấy làm, kiểu xả thải này đang “uy hiếp” cả vùng nuôi trong quy hoạch và cuộc sống của khu dân cư.

Nuôi tôm trên cát ở Hà Tĩnh (Bài 2): Hiểm họa từ những hồ tôm “lướt ván”

Chủ tịch UBND xã Cẩm Hòa Trần Đình Cúc thừa nhận thực trạng các hồ tôm coi nhẹ việc đảm bảo môi trường

“Rất ít chủ trại tôm có ao để xử lý nước thải. Ban ngày bơm nước biển vào ao, ban đêm súc rửa ao tôm, lại xả thải ra bãi biển. Đặc biệt, vào mùa hè, không có mưa, nước thải đổ ra đọng lại, hay ở những điểm đường ống hỏng, vỡ, nước thải tràn ra làm ô nhiễm môi trường chung. Chính quyền có kiểm tra và nhắc nhở các chủ trại tôm nhiều lần nhưng họ không khắc phục” - Chủ tịch UBND xã Cẩm Hòa Trần Đình Cúc cho biết.

Nuôi tôm trên cát ở Hà Tĩnh (Bài 2): Hiểm họa từ những hồ tôm “lướt ván”

Xác tôm không được các chủ trại thu gom mà thải ra ngoài là một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh về tôm lây lan

Không thua kém gì, khu vực sau ống xả thải của trại nuôi tôm của Hợp tác xã Bảo An Phú (xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh) tạo thành những con mương nhỏ, đen đặc, chảy thẳng ra biển Kỳ Xuân. Có những thời điểm, xác tôm cùng những lớp bùn dày, đặc quánh, bốc mùi hôi thối.

Nuôi tôm trên cát ở Hà Tĩnh (Bài 2): Hiểm họa từ những hồ tôm “lướt ván”

Dòng nước bẩn từ các hồ tôm xả thẳng ra biển làm ô nhiễm môi trường

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trại tôm này có 14 hồ nuôi, trong đó có 13 hồ là nuôi tôm thời vụ và chỉ duy nhất một hồ làm hệ thống xử lý nước thải (trong khi quy định của các ngành liên quan về hệ thống ao chứa và xử lý nước thải phải chiếm 30% diện tích nuôi - PV). Không biết quy trình xử lý sẽ được HTX này tiến hành như thế nào, chỉ biết, qua kiểm tra của cơ quan chức năng, đơn vị này vẫn chưa có hồ sơ đánh giá tác động môi trường.

Nuôi tôm trên cát ở Hà Tĩnh (Bài 2): Hiểm họa từ những hồ tôm “lướt ván”

Nhiều hồ nuôi tôm trên cát bị bỏ hoang vì làm ăn thất thu

Hậu quả, những mảnh đất được cho là “hái tiền tỷ” từ nuôi tôm trên cát đã không còn ở thời hoàng kim. Con người, bằng việc khai thác tận diệt, bất chấp tổn thương môi trường đang nhận hậu quả bởi dịch bệnh hoành hành, hệ sinh thái bị phá vỡ...

Thua lỗ, bỏ hồ và những đầm tôm “vá chằng vá đụp”

Nuôi tôm trên cát ở Hà Tĩnh (Bài 2): Hiểm họa từ những hồ tôm “lướt ván”

Sau nhiều vụ tôm thất bại, ông Vân hiện không còn mặn mà với nuôi tôm trên cát

Cách đây hơn 3 năm, ông Phan Văn Vân (thôn Liên Hương, xã Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên) đã không thể ngồi yên khi nghề nuôi tôm trên cát đang phát triển mạnh ở địa phương. Dù chỉ là nông dân “tay ngang”, ông vẫn bỏ ra 2,3 tỷ đồng để mua 2 héc-ta thuộc vùng đất sản xuất lạc, đào hồ nuôi tôm. Những tưởng ông sẽ chạm được khát khao làm giàu, ai ngờ vừa vượt qua nỗi vất vả vì giá thấp ở mùa đầu tiên, hồ tôm của ông liên tiếp bị dịch bệnh “đập” tan tành.

Nuôi tôm trên cát ở Hà Tĩnh (Bài 2): Hiểm họa từ những hồ tôm “lướt ván”

Ông Phan Văn Vân thất thần bên những hồ tôm đầu tư nhiều tỷ đồng giờ phơi nắng phơi sương

“Cứ cố vớt vát vụ này sang vụ khác nhưng vụ nào cũng bị dịch bệnh “vây”, có lúc thì vừa thả xuống bị chết, có vụ tôm nuôi được một thời gian lại bị bệnh gan tụy, bệnh phân trắng. Vụ tôm đầu năm nay, nhà tôi lỗ 800 triệu đồng, bây giờ thì không còn sức nữa đành phải “đóng” hồ. Những tưởng bố gầy dựng để mấy đứa con tiếp quản, có cơ hội về làm ăn trên quê hương, ai ngờ...” - ông Vân buồn bã.

Nuôi tôm trên cát ở Hà Tĩnh (Bài 2): Hiểm họa từ những hồ tôm “lướt ván”

Bạt lót hồ tôm bị thủng từng lỗ lớn

Dù chuẩn bị bước vào vụ nuôi mới nhưng cả tháng nay, ông Vân chẳng buồn thăm ngó, sửa sang gì, cổng vào hồ tôm cũng khóa im lìm, ngừng hoạt động. Dẫn chúng tôi vào trong, 6 hồ nuôi nơi thì nước lưng chừng, nơi cạn trơ đáy, cát cũng lấp kín đáy. Mấy tấm lót bạt bị thủng thành từng lỗ lớn, hệ thống sục khí chỏng chơ.

Nuôi tôm trên cát ở Hà Tĩnh (Bài 2): Hiểm họa từ những hồ tôm “lướt ván”

Hồ nuôi tôm bị bỏ hoang...

Nuôi tôm trên cát ở Hà Tĩnh (Bài 2): Hiểm họa từ những hồ tôm “lướt ván”

...dẫn tới máy móc rỉ sét

Qua ông kể mới biết, ở vùng này, số vì tiếc của cầm cự rồi lỗ chịu lỗ như ông không hiếm. Còn có một số người như ông Đông, ông Tiệp, rồi ông Dũng... cũng đã từng hồ hởi “săn” đất nuôi tôm một thời, cuối cùng bán hồ, bỏ nghề sang làm việc khác. Cái chính vẫn là thiếu kỹ thuật, công nghệ. Những người “lướt ván” như ông, kiến thức chủ yếu từ học lỏm, chẳng thể làm chủ được khâu nào thì thất bại là chuyện sớm muộn.

Ngay cả “vua tôm” Nguyễn Thị Hạnh ở Công ty TNHH Sao Đại Dương cũng không thể kháng cự lại quy luật đào thải của môi trường. Trong 6 tháng đầu năm 2017, toàn bộ 20 triệu con giống thả nuôi bị chết. Báo lỗ hơn 10 tỷ đồng, công ty chỉ đủ khả năng duy trì sản xuất khoảng 10% diện tích ao nuôi.

Nuôi tôm trên cát ở Hà Tĩnh (Bài 2): Hiểm họa từ những hồ tôm “lướt ván”

115 héc-ta nuôi tôm ở xã Thạch Trị (huyện Thạch Hà) của Công ty Sao Đại Dương - đơn vị từng dẫn đầu về tôm trên cát ở Hà Tĩnh, nay đang tạm dừng nuôi

Theo Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Nguyễn Công Hoàng: “Không riêng gì Hà Tĩnh, nuôi tôm cả nước đang trải qua thời kỳ khó khăn, do thời tiết biến đổi, dịch bệnh phức tạp. Cơ sở nuôi tôm phải tuân thủ quy hoạch, kỹ thuật nuôi, KHCN thì phải đảm bảo thủ tục đánh giá môi trường. Tuy nhiên, do phát triển ổ ạt theo hướng tự phát, trong khi việc quản lý nhà nước còn nhiều bất cập nên tác động tiêu cực đối với môi trường xung quanh và hạ thấp hiệu quả nuôi tôm trên cát”.

Nuôi tôm trên cát ở Hà Tĩnh (Bài 2): Hiểm họa từ những hồ tôm “lướt ván”

Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Nguyễn Công Hoàng: Nuôi tôm trên cát ở Hà Tĩnh đang trải qua thời kỳ khó khăn

Theo tính toán từ cơ sở khoa học, mỗi hec-ta tôm thải 8 tấn chất thải. Thử hỏi, nếu khối lượng này cứ thải trực tiếp ra môi trường từ năm này sang năm khác thì những hiểm họa gì cho môi sinh và hệ lụy gì cho nền kinh tế đang chờ đợi...

(Còn nữa)

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Chủ đề Hà Tĩnh 24h

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.