“Rộng cửa” để sản phẩm OCOP Hà Tĩnh vươn xa

(Baohatinh.vn) - Để nâng tầm giá trị, quy mô sản phẩm OCOP Hà Tĩnh, ngoài việc các chủ thể sản xuất đầu tư nâng cao chất lượng thì cần có sự tham gia của các doanh nghiệp vào chuỗi kết nối sản xuất - tiêu thụ sản phẩm.

“Rộng cửa” để sản phẩm OCOP Hà Tĩnh vươn xa

Đến nay, các sản phẩm từ nhung hươu của Doanh nghiệp tư nhân Thuận Hà đã có mặt trên thị trường cả nước, doanh thu tăng gấp 4 lần so với trước khi tham gia chương trình OCOP.

Năm 2019, 3 sản phẩm từ nhung hươu gồm: nhung hươu thái lát, tán bột và rượu nhung hươu của Doanh nghiệp tư nhân Thuận Hà (huyện Hương Sơn) được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.

Để có nguyên liệu sản xuất, doanh nghiệp Thuận Hà đã thu gom khoảng 25% sản lượng nhung tươi của các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện. Doanh nghiệp đã đầu tư gần 4 tỷ đồng để mua thiết bị, công nghệ chế biến và quảng bá, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại… Đến nay, các sản phẩm của doanh nghiệp đã có mặt trên thị trường trong cả nước, doanh thu tăng gấp 4 lần so với trước khi tham gia chương trình OCOP.

“Việc kinh doanh buôn bán nhung hươu được gia đình làm từ 20 năm qua. Tuy nhiên, đó chỉ là buôn bán nhỏ lẻ, sản phẩm chỉ là nhung tươi cắt ra bán lại cho khách. Năm 2019, khi tham gia chương trình OCOP và sản phẩm nhung hươu Hương Sơn được công nhận OCOP 3 sao thì việc kinh doanh thuận lợi hơn rất nhiều. Đặc biệt, sau khi thành lập doanh nghiệp (năm 2019), việc kí kết, thanh toán các hợp đồng lớn diễn ra thuận lợi hơn” - bà Chu Thị Hồng Hà, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Thuận Hà chia sẻ.

“Rộng cửa” để sản phẩm OCOP Hà Tĩnh vươn xa

Sản phẩm gạo Ngọc Mầm của Công ty TNHH MTV KC Hà Tĩnh được ứng dụng công nghệ sạch từ sản xuất trên đồng ruộng đến chế biến.

Cũng vào năm 2019, sản phẩm gạo Ngọc Mầm của Công ty TNHH MTV KC Hà Tĩnh được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Nguồn nguyên liệu đầu vào (lúa) được doanh nghiệp liên kết với hàng trăm hộ nông dân ở Thạch Hà, Đức Thọ từ khâu sản xuất đến thu mua. Doanh nghiệp đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sạch từ sản xuất trên đồng ruộng đến chế biến.

Nhờ vậy thương hiệu gạo Ngọc Mầm ngày càng khẳng định trên thị trường trong cả nước. Hiện nay, doanh nghiệp đang tiếp tục đầu tư công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các nước trong khối ASEAN và châu Âu.

Ông Nguyễn Khánh Tùng – Giám đốc Công ty TNHH MTV KC Hà Tĩnh cho biết, việc xây dựng sản phẩm đạt chuẩn 3 sao, 4 sao có thể không quá khó nhưng làm thế nào để duy trì và phát triển sản phẩm đó ra thị trường với số lượng lớn mới là vấn đề. Vì vậy, cần có doanh nghiệp đủ mạnh để làm cầu nối giữa sản xuất với tiêu thụ. Từ đó, các doanh nghiệp, cơ sở yên tâm sản xuất ra số lượng lớn.

“Rộng cửa” để sản phẩm OCOP Hà Tĩnh vươn xa

Để ký kết các đơn hàng lớn, đưa sản phẩm ra các thị trương tiềm năng, cơ sở sản xuất miến gạo Hương Tâm (xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà) vẫn gặp nhiều lúng túng.

Theo ông Tùng, hiện nay, một số sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh cũng đang có cơ hội xuất khẩu. Tuy nhiên, do các hộ sản xuất hoặc tổ hợp tác sản xuất nên các sản phẩm này phải thông qua một doanh nghiệp trung gian mới xuất khẩu được. Bởi vậy, chi phí đội lên, lợi nhuận sẽ bị giảm xuống. Chưa nói đến khi ký kết với các nhà phân phối trong nước thì các hộ sản xuất và tổ hợp tác cũng sẽ gặp không ít khó khăn. Đây là những hạn chế của sản phẩm OCOP Hà Tĩnh khi tham gia thị trường.

Sau 3 năm thực hiện, đến nay, Hà Tĩnh đã công nhận 159 sản phẩm của hơn 100 cơ sở sản xuất chuẩn đạt OCOP 3 đến 4 sao. Tuy nhiên, trong số này hiện mới có 25 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất hoặc tiêu thụ sản phẩm.

Theo ông Nguyễn Hữu Dực – Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM Hà Tĩnh, đây là con số hết sức khiêm tốn, bỏ lỡ cơ hội để phát triển.

“Rộng cửa” để sản phẩm OCOP Hà Tĩnh vươn xa

Để sản phẩm OCOP Hà Tĩnh vươn xa và hướng đến xuất khẩu thì việc thúc đẩy doanh nghiệp tham gia chương trình OCOP là hết sức cần thiết.

“Để sản phẩm OCOP Hà Tĩnh vươn xa và hướng đến xuất khẩu thì việc thúc đẩy doanh nghiệp tham gia chương trình OCOP là hết sức cần thiết. Qua đó, doanh nghiệp tự tổ chức sản xuất, tập hợp được chủ thể sản xuất và dẫn dắt, kết nối thị trường tốt hơn.

Doanh nghiệp tham gia OCOP không chỉ góp phần nâng tầm sản phẩm mà còn mở rộng thị trường, bao tiêu sản phẩm cho người dân… Và chính sản phẩm OCOP cũng tạo ra lợi thế để đoanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường” - ông Nguyễn Hữu Dực phân tích.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Theo các chuyên gia, giá vàng hạ nhiệt do đồng USD mạnh lên sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đồng thời chịu áp lực do lập trường ủng hộ bitcoin của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, mặt bằng lãi suất cho vay khó giảm thêm vì rủi ro của nền kinh tế đang ở mức cao và tỷ giá có thể diễn biến phức tạp. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 12/11 của Báo Hà Tĩnh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.