Theo Y khoa, thận có 4 chức năng chính: Giữ cân bằng dịch trong cơ thể, các chất khoáng mà cơ thể cần để duy trì hoạt động bình thường, nhất là chất kali để kiểm soát hoạt động của thần kinh và cơ, quá nhiều hay quá ít kali cũng có thể gây ra yếu cơ và vấn đề cho tim; loại bỏ các sản phẩm giáng hóa của protein (trong thực phẩm) như urê, creatinine (tạo ra trong tiến trình vận động cơ bắp); giải phóng một số hormon thiết yếu vào máu như renin (điều hòa huyết áp), erythropoietin (EPO) giúp tủy xương tạo hồng cầu và hoạt hóa Vitamin D để hấp thụ canxi trong thức ăn nhằm tăng cường cho xương.
Theo PGS.TS Đinh Thị Kim Dung, nguyên Trưởng khoa Thận Tiết niệu (Bệnh viện Bạch Mai) số bệnh nhân bị suy thận những năm gần đây ngày một tăng. Bệnh nhân suy thận thường đến trong tình trạng chức năng thận suy giảm hoặc đã suy ở giai đoạn cuối.
Hậu quả của căn bệnh này khá nặng nề. Khi bệnh thận có diễn biến xấu thì nhiều vấn đề sức khỏe có thể xảy ra như thiếu máu, bệnh xương, tổn thương thần kinh và tăng huyết áp. Tổn thương thần kinh ngoại biên sẽ gây yếu chân, tay hay có cảm giác kiến bò, cảm giác nóng rát hay khó chịu và bứt rứt ở bàn chân, cẳng chân, dáng đi thay đổi...
Thói quen lối sống ăn uống không lành mạnh, rượu bia, thuốc lá, lạm dụng dùng thuốc là một trong những nguyên nhân gây ra tổn thương thận không phục hồi (suy thận mãn tính).
Trong thực phẩm chế biến sẵn có rất nhiều chất bảo quản. Khi chất này vào trong cơ thể sẽ tích tụ lại khiến khả năng đào thải đôc tố của gan và thận bị quá tải và trở nên vô hiệu hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của gan và thận. Ảnh minh hoạ: Internet
Uống rượu bia có thể gây hại cho gan và thận: Đặc biệt các loại rượu tự nấu có chứa nhiều độc tố như: acid acetic, aldehyd, methanol có thể gây ra ngộ độc. Bệnh nhân bị ngộ độc rượu có thể bị vô niệu do hoại tử ống thận cấp và cuối cùng là suy thận.
Ăn quá nhiều thịt: Người thường xuyên ăn thịt sẽ có nguy cơ suy thận cao gấp 3 lần những người không ăn. Thay vì thịt, bạn nên ăn nhiều trái cây và rau xanh để bảo vệ 2 quả thận.
Nước xốt: Ẩm thực Việt Nam nổi tiếng về các loại nước chấm và nước sốt. Tuy nhiên, chúng chứa đầy natri, chất gây cao huyết áp và cũng dẫn đến nguy cơ bệnh thận.
Nước ngọt có gas: Loại đồ uống này chứa nhiều chất rất hại cho sức khỏe, uống hàng ngày sẽ có nguy cơ mắc chứng proteinuria (hàm lượng protein trong nước tiểu quá nhiều).
Trong trường hợp này, sự bài tiết protein trong nước tiểu gia tăng, nghĩa là thận đã bị tổn thương.
Uống rượu bia có thể gây hại cho gan và thận: Đặc biệt các loại rượu tự nấu có chứa nhiều độc tố như: acid acetic, aldehyd, methanol có thể gây ra ngộ độc. Bệnh nhân bị ngộ độc rượu có thể bị vô niệu do hoại tử ống thận cấp và cuối cùng là suy thận. Ảnh minh hoạ: Internet
Đường: Nhiều người rất thích ăn đường, nấu canh cũng nêm đường, cháo, hủ tiếu... gì cũng thêm đường mà hoàn toàn không biết rằng đường chứa đầy fructose.
Việc tiêu thụ quá nhiều đường thúc đẩy sự hình thành axit uric, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận cũng như sức khỏe hệ tim mạch.
Đồ uống có cồn: Chất cồn có thể khiến bạn bị lắng đọng axit uric trong ống thận gây ra chứng tắc nghẽn ống thận làm tăng nguy cơ suy thận và các bệnh khác về thận.
Đồng thời, những độc tố có trong đồ uống có cồn đòi hỏi thận phải làm việc hết công suất để đào thải chúng. Điều này cũng khiến thận của bạn bị quá tải và dễ suy yếu.
Thuốc giảm đau: Mỗi khi bị đau đầu, đau bụng kinh... nhiều người thường uống thuốc giảm đau mà không biết việc sử dụng thuốc lâu dài hoặc với liều lượng cao có thể gây tổn hại mô thận, giảm lưu lượng máu đến cơ quan này, từ đó dẫn đến tổn thương hoặc suy thận.
Muối: Muối chứa nhiều natri, làm huyết áp của bạn tăng lên. Thận đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp. Các nghiên cứu cho thấy hấp thụ lượng muối nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các trường hợp suy thận.
Viên uống bổ sung vitamin C: Theo một nghiên cứu tiến hành bởi Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển, việc tiêu thụ viên uống bổ sung vitamin C hàng ngày làm tăng gấp đôi nguy cơ bị sỏi thận ở nam giới. Nguyên nhân là do một phần vitamin C cơ thể hấp thụ sẽ được bài tiết ra đường nước tiểu dưới dạng oxalate, một trong những thành phần chính của sỏi thận.
Muối chứa nhiều natri, làm huyết áp của bạn tăng lên. Thận đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp. Các nghiên cứu cho thấy hấp thụ lượng muối nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các trường hợp suy thận. Ảnh minh hoạ: Internet
Sản phẩm làm sáng da: Hầu hết các sản phẩm làm sáng da đều chứa hydroquinone hoặc thủy ngân. Đây là hai hóa chất chính dẫn đến suy thận và nhiễm độc thủy ngân do lượng kim loại tích lũy dần trong các tế bào da.
Thực phẩm chế biến sẵn: Trong thực phẩm chế biến sẵn có rất nhiều chất bảo quản. Khi chất này vào trong cơ thể sẽ tích tụ lại khiến khả năng đào thải đôc tố của gan và thận bị quá tải và trở nên vô hiệu hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của gan và thận.
Hơn nữa, hay ăn thực phẩm chế biến sẵn, bạn sẽ nạp vào cơ thể một lượng lớn prrotein, đường fructose. Những chất này sẽ thúc đẩy sự hình thành axit uric, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Các bệnh này có ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận cũng như sức khỏe của các cơ quan khác như hệ tim mạch.