Ăn tỏi lúc đang đói hoặc ăn không kèm các loại thực phẩm khác
Tỏi là loại thực phẩm có tính cay. Ăn nhiều tỏi khi đói sẽ khiến dạ dày bị kích thích mạnh, dẫn đến hiện tượng đau bụng. Nếu duy trì thói quen này trong thời gian dài sẽ dẫn đến tổn thương dạ dày, gây viêm dạ dày cấp tính.
Ăn quá nhiều tỏi
Tỏi là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng ăn quá nhiều lại gây “phản tác dụng”. Ăn nhiều có thể làm mất cân bằng trong môi trường dạ dày, dẫn tới chứng chán ăn, mệt mỏi, giảm cân. Nghiêm trọng hơn, nó có thể ảnh hượng tới thận, tổn thương khí huyết và tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới.
Liều lượng được các chuyên gia khuyên dùng là không quá 15g/ngày và chia làm nhiều lần. Ăn quá nhiều tỏi cùng một lúc có thể làm kích thích mắt, dễ gây ra bệnh viêm kết mạc mắt.
Ảnh minh họa
Nấu chín tỏi
Nấu chín tỏi ở nhiệt độ cao sẽ phá hủy chất allicin. Allicin là một trong những hợp chất có chứa lưu huỳnh giúp hạ lipid máu, chống đông máu, chống tăng huyết áp, chống ung thư, chống oxy hóa và tác dụng chống vi khuẩn. Allicin được kích hoạt khi nhai, cắt hoặc nghiền tỏi sống.Nấu tỏi chín sẽ làm mất tác dụng của allicin.
Tỏi để lâu
Tỏi để lâu dễ bị biến chất, nấm mốc xâm nhập không tốt cho sức khỏe. Hơn nữa,các hoạt chất trong tỏi tươi mạnh hơn, hiệu quả hơn rất nhiều so với tỏi đã để lâu.
Người bệnh gan không nên ăn tỏi
Tỏi là thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn, virustuy nhiênnếu bạn gặp vấn đề về gan thì không nên ăn tỏi. Bởi nó có thể làm giảm tác dụng của thuốc chữa bệnh gan.
Ảnh minh họa
Bị bệnh dạ dày nên hạn chế ăn tỏi
Tỏi có khả năng kích thích dạ dày, làm giảm lượng acid trong dạ dày, ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn, gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn.
Ăn tỏi khi đang uống thuốc chữa bệnh dạ dày cũng dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa.
Không ăn tỏi khi dùng thuốc chống đông máu
Tỏi là thuốc chống đông tự nhiên, giúp máu lưu thông tốt, ngăn ngừa máu đông, đau tim và đột quỵ. Do đó, người đang sửdụng các loại thuốc chống đông máu nên hạn chế ăn tỏi, tránh trường hợp dùng chung làm máu lưu thông quá nhanh.