Bị chặn dòng, mương thoát nước biến thành... ao!

(Baohatinh.vn) - Từ trước đến nay, nước sinh hoạt, nước mưa của các hộ dân xóm 4, xã Cẩm Minh (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) chảy theo 1 con mương dài khoảng 300m rồi đổ ra đồng. Nhưng, đầu năm nay, 2 hộ gia đình phía cuối nguồn đã xây tường gạch, chắn ngang khiến nước không thoát được nên dâng tràn, gây ngập úng đối với một số hộ trong xóm.

bi chan dong muong thoat nuoc bien thanh ao

Bị chặn dòng, con mương thoát nước chảy qua nhà ông Toản biến thành ao.

Thực tế tìm hiểu tại địa phương, gặp gỡ các hộ dân sinh sống ở đây, chúng tôi được biết: Vùng này trước là ruộng. Những năm 1980, ông Trần Văn Toản là một trong những hộ đầu tiên đặt chân đến đây. Lâu dần, mọi người tập trung về sinh sống đông và con mương chảy từ rú Râm, qua xóm 4 đổ ra ruộng là mương thoát nước chung của cả vùng. Vừa qua, 2 hộ gia đình phía dưới là ông Lê Văn Lĩnh và ông Nguyễn Khâm Thịnh xây bờ rào bao quanh vườn, chắn ngang mương nên nó trở thành “mương cụt”.

“Nước chảy xuôi”, vùng này có địa hình dốc nên nước chảy tràn từ cao xuống thấp, từ các nhà phía trên đổ hết vào vườn nhà ông Toản nhưng không có lối thoát nên gây ngập úng. Hàng chục cây cam, bưởi, chuối và vườn rau màu đã bị ngập úng, thối rễ, chết sạch. Thế nhưng, khi ông Toản đưa những thiệt thòi, bức xúc này ra bàn bạc, “nói chuyện lẽ phải” với các hộ “hàng xóm” thì chỉ nhận được câu trả lời hờ hững: “Đất nhà chúng tôi, chúng tôi xây. Việc thoát nước, đã có chính quyền lo”.

Ông Toản dẫn chúng tôi ra vườn. Con mương ngày xưa rộng chưa đến 1m, sâu quá mắt cá chân, bây giờ trở thành một chiếc ao nhỏ, cây cối hai bên bờ nay đã ngập “trong lòng hồ”, hôi hám, bẩn thỉu và ngập bùn đất. Ông Toản lo lắng: “Khi mưa to, nước đổ từ trên xuống thì cả vườn tôi sẽ biến thành hồ chứa nước, nhà cửa chắc cũng bị ngập. Chỉ thế này thôi mà con mương cũng đã sâu lắm, chúng tôi phải thường xuyên canh chừng cháu nhỏ không thì rất nguy hiểm”.

Xóm trưởng xóm 4, xã Cẩm Minh Nguyễn Thị Trinh cho biết: Đúng là con mương thoát nước chảy qua nhà ông Toản đã có từ xa xưa, gần đây bị các hộ xây tường bịt lại. Qua phản ánh của ông Trần Văn Toản, Liên đoàn cán bộ thôn cũng đã tiến hành kiểm tra thực địa, xem xét bản đồ. Mặc dù trên Giấy CNQSD đất của ông Toản và trên thực địa có thể hiện đoạn mương này.

bi chan dong muong thoat nuoc bien thanh ao

Tuy nhiên, khi đối chiếu với bản đồ địa chính xã thì trong vườn nhà ông Lĩnh, ông Thịnh đều không thể hiện có con mương đi qua. Nghĩa là họ xây bao vườn (chắn cả con mương thoát nước – P.V) là không vi phạm quy hoạch, không lấn chiếm đất công nên xóm không biết xử lý thế nào. Không hiểu khi “đạc”, vẽ quy hoạch và cấp đất, tại sao những người có liên quan lại bỏ quên con mương này?

“Trước đây, xóm làm mới tuyến đường nhựa, có hệ thống thoát nước song song (thay thế cho mương thoát nước cũ – P.V). Tuy nhiên, khi đi qua vườn ông Toản, ông không cho phép đấu nối nên hiện tượng nước chảy tràn trên bề mặt đường vào vườn và không thoát ra được là điều dễ hiểu” – bà Trinh nói thêm.

Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Văn Khiên – Chủ tịch UBND xã cho biết: UBND xã đã cử cán bộ địa chính về đo đếm, kiểm tra lại diện tích đất của các hộ gia đình liên quan. Trước mắt, xã sẽ cho đấu nối, mở 1 con mương thoát nước cho vườn nhà ông Toản. Tiếp đến, sẽ đối chiếu bản đồ quy hoạch xem có thể hiện con mương chảy qua nhà ông Toản không, nếu có sẽ yêu cầu các hộ trả lại hiện trạng, không được vi phạm quy hoạch.

“Nếu trong quy hoạch không có nhưng diện tích đất thực địa của các hộ gia đình ông Lĩnh, ông Thịnh lớn hơn trong giấy CNQSD đất, xã sẽ vận động họ thực hiện biện pháp dời dọn, khơi thông lại con mương “truyền thống” này” – Chủ tịch UBND xã Cẩm Minh Trần Văn Khiên cho biết.

Đọc thêm

Gần 20 năm có bìa đỏ nhưng không được giao đất: Cần sự vào cuộc quyết liệt, “thấu lý, đạt tình”!

Gần 20 năm có bìa đỏ nhưng không được giao đất: Cần sự vào cuộc quyết liệt, “thấu lý, đạt tình”!

Đã nộp tiền 19 năm, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng trên thực tế, ông Trần Văn Tuấn ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vẫn chưa được cấp đất. Ngoài một phần lỗi của công dân thì chính quyền địa phương có nhiều sai sót, tắc trách trong vụ việc này.
Sau 16 năm, 82 lô đất ở vẫn “đắp chiếu” vì vướng quy hoạch

Sau 16 năm, 82 lô đất ở vẫn “đắp chiếu” vì vướng quy hoạch

Năm 2006, UBND huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) cấp cho các hộ dân 82 lô đất ở vùng Cồn Bia, thôn Trung Nghĩa, xã Thạch Bằng (nay là TDP Trung Nghĩa, thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà). Thế nhưng đến nay, sau 16 năm, khu đất này vẫn chưa có hạ tầng thiết yếu, khiến người dân băn khoăn, bức xúc.
Nhanh chóng tìm nguyên nhân cá chết ở hồ Bộc Nguyên

Nhanh chóng tìm nguyên nhân cá chết ở hồ Bộc Nguyên

Ngay sau khi ghi nhận hiện tượng cá chết ở hồ Bộc Nguyên, sáng 23/8, Sở TN&MT Hà Tĩnh phối hợp với các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên tiến hành kiểm tra, lấy mẫu nước ở những khu vực có cá chết và thượng nguồn hồ nước để tìm nguyên nhân.
Người dân xã Đỉnh Bàn bị cấm cản trái phép khi khai thác hải sản

Người dân xã Đỉnh Bàn bị cấm cản trái phép khi khai thác hải sản

Một số người dân ở xã Đỉnh Bàn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã bị cấm cản trái phép, thậm chí bị hành hung khi khai thác các loài nhuyễn thể tự nhiên ở khu vực bãi bồi ven Cửa Sót (thuộc địa phận xã Đỉnh Bàn). Sự việc chưa được giải quyết thấu đáo nên người dân viết đơn phản ánh lên Báo Hà Tĩnh.
Những yêu cầu của ông Hồ Phúc Duẩn là không có căn cứ

Những yêu cầu của ông Hồ Phúc Duẩn là không có căn cứ

Vừa qua, Báo Hà Tĩnh tiếp nhận đơn thư của ông Hồ Phúc Duẩn ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) yêu cầu được chi trả tiền hỗ trợ do dịch Covid-19 và xã phải đứng ra làm bìa đỏ cho gia đình ông. Tuy nhiên, qua xác minh, chúng tôi nhận thấy các yêu cầu của ông Duẩn là không có căn cứ.