20/3 được chọn là Ngày quốc tế Hạnh phúc từ năm nào?
Giải thích
Trong Nghị quyết 66/281 ngày 12/7/2012, Đại hội đồng Liên hợp quốc tuyên bố chọn ngày 20/3 hằng năm là Ngày quốc tế Hạnh phúc. Đây là ngày đặc biệt trong năm bởi vào ngày này, mặt trời nằm ngang đường xích đạo, độ dài ngày và đêm bằng nhau đại diện cho sự cân bằng, hài hòa của vũ trụ. Điều này cũng là biểu tượng cho sự cân bằng giữa âm và dương, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ước mơ và hiện thực. Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2589/QĐ-TTg ngày 26/12/2013 phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân Ngày quốc tế Hạnh phúc 20/3 hằng năm”. Nước nào sử dụng chỉ số hạnh phúc GNH làm thước đo về tiến bộ quốc gia?
Giải thích
Nghị quyết 66/281 ngày 12/7/2012 của Đại hội đồng Liên hợp quốc được khởi xướng bởi Bhutan - một đất nước nhỏ bé nhưng lại nổi tiếng trên toàn cầu khi sử dụng chỉ số Tổng hạnh phúc quốc gia (GNH) làm thước đo về tiến bộ quốc gia thay vì các chỉ số kinh tế như GDP hay GNP (Tổng sản phẩm quốc gia). GNH được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1972 ở Bhutan. Trong đó, 4 trụ cột để đánh giá GNH gồm: Phát triển kinh tế hài hòa, quản trị hành chính hiệu quả, thúc đẩy văn hóa và bảo vệ môi trường. Quốc gia nào 6 năm liên tiếp được xếp hạng hạnh phúc nhất thế giới?
Giải thích
Báo cáo Hạnh phúc thế giới lần thứ 10 năm 2023 đánh dấu năm thứ 6 liên tiếp Phần Lan giữ vị trí “quốc gia hạnh phúc nhất thế giới”. Báo cáo này là một ấn phẩm của Mạng lưới Các giải pháp phát triển bền vững (SDSN) của Liên hợp quốc dựa trên số liệu được thu thập từ người dân tại hơn 150 quốc gia. Phần Lan là quốc gia 5,5 triệu dân ở Bắc Âu. Nước này nổi tiếng với dịch vụ công tốt, người dân tin tưởng vào chính quyền, tỷ lệ tội phạm thấp và tình trạng bất bình đẳng ít xảy ra. Việt Nam đứng thứ mấy khu vực Đông Nam Á về chỉ số hạnh phúc năm 2023?
Giải thích
Theo Báo cáo Hạnh phúc thế giới năm 2023, chỉ số hạnh phúc của Việt Nam đã tăng 12 bậc, từ vị trí 77 vào năm 2022 lên vị trí 65 thế giới và đứng thứ 4 tại khu vực Đông Nam Á. Cụ thể, chỉ số hạnh phúc của Việt Nam đứng sau Singapore, Malaysia và Thái Lan. Theo sau đó là các quốc gia Philippines, Indonesia, Lào, Campuchia và Myanmar. Đặc biệt, Việt Nam được xếp hạng cao về bình đẳng khi mà khoảng cách giữa một nửa dân số cảm thấy hạnh phúc hơn và nửa dân số ít hạnh phúc hơn rất nhỏ. Ở tiêu chí này, Việt Nam là nước châu Á duy nhất lọt vào top 20 thế giới. Đâu không phải là tiêu chí được đánh giá trong chỉ số hạnh phúc quốc gia của Liên hợp quốc?
Giải thích
Báo cáo Hạnh phúc thế giới là một ấn phẩm của Mạng lưới Các giải pháp phát triển bền vững (SDSN) của Liên hợp quốc. Báo cáo đánh giá mức độ hạnh phúc các quốc gia dựa vào các tiêu chí, gồm: GDP bình quân đầu người; tuổi thọ trung bình; hỗ trợ xã hội; quyền tự do lựa chọn cuộc sống; sự rộng lượng; nhận thức về tham nhũng…Giải thích
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
Điểm