Nhà văn nào quê Hà Tĩnh nổi tiếng với tiểu thuyết “Tố Tâm”?
Giải thích
Hoàng Ngọc Phách, bút hiệu Song An, sinh năm1896 trong một gia đình nhà nho yêu nước ở làng Đông Thái, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Khoảng năm 10 tuổi, Hoàng Ngọc Phách rời quê hương, theo bố mẹ ra sống ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Khiếu văn chương của ông được bộc lộ từ rất sớm. Năm 1916 khi mới học xong năm thứ hai Trường Trung học Bảo hộ (hay còn gọi là trường Bưởi), Hoàng Ngọc Phách đã đạt giải trong cuộc thi thơ do Ban Quản trị rạp Sán Nhiên Đài tổ chức. Cũng trong thời gian học ở trường Bưởi, ông tham gia và chỉ đạo nhiều phong trào bênh vực và bảo vệ quyền lợi của học sinh. Ông viết tiểu thuyết Tố Tâm khi đang là sinh viên trường nào?
Giải thích
Năm 1919, Hoàng Ngọc Phách đỗ cả hai bằng Cao đẳng tiểu học Pháp và bằng Thành Chung. Cùng năm đó, ông trúng tuyển kỳ thi tuyển vào Trường Cao đẳng Sư phạm, Ban Văn chương. Năm 1922, khi đang theo học tại Trường Cao đẳng Sư phạm, Hoàng Ngọc Phách hoàn thành tiểu thuyết “Tố Tâm”. Ban đầu nội dung tiểu thuyết được trích đăng trên kỷ yếu của Hội Cao đẳng Ái hữu. Sau khi bạn bè khuyên in thành sách, Hoàng Ngọc Phách đã cho xuất bản tiểu thuyết lần đầu năm 1925. “Tố Tâm” lấy bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX, kể về chuyện tình trong sáng, say đắm của đôi trai tài gái sắc Đạm Thủy và Tố Tâm. Do ràng buộc của lễ giáo phong kiến và luân lý gia phong, mối tình giữa Đạm Thủy và Tố Tâm đi tới bi kịch. Khi viết tác phẩm, Hoàng Ngọc Phách thông qua nhân vật “ký giả” ghi chép lại câu chuyện. Gần 100 năm qua, tác phẩm vượt lên mọi tranh luận của giới phê bình, ở lại với người đọc. Việc phân tích tác phẩm chứng minh được tính mới mẻ, hiện đại, tiên phong của “Tố Tâm” với nền văn học nước nhà những năm 1920. Kết cấu tiểu thuyết khác biệt với các tác phẩm cùng thời, đan cài hiện tại và quá khứ, xen giữa lời kể của nhân vật chính với lời kể của người chép truyện. “Tố Tâm” là một trong những cuốn tiểu thuyết mở đầu cho dòng tiểu thuyết lãng mạn hiện đại Việt Nam. Với “Tố Tâm”, Hoàng Ngọc Phách đã tạo nên một cuộc cách tân lớn trong nghệ thuật, trở thành một trong những người tiên phong mở đường cho cả phong trào tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn sau này. Đến nay, cuốn sách đã được tái bản hơn 20 lần. Ngoài tiểu thuyết Tố Tâm, Hoàng Ngọc Phách còn viết một số truyện ngắn và bút ký, đặc biệt là 2 tập hồi ký đặc sắc là “Chuyện trường Bưởi” và “Chuyện trường Cao đẳng sư phạm”. Đồng thời, ông còn có nhiều công phu sưu tầm, nghiên cứu đối với thơ văn cổ dân tộc với một giọng phẩm bình văn chương khiêm tốn, nhẹ nhàng, tinh tế. Một số công trình nghiên cứu lý luận của ông được người đọc trân trọng vì sự chính xác của tư liệu và ý thức đề cao bản sắc văn hoá dân tộc của người Việt. Tiểu thuyết “Tố Tâm” được dịch sang tiếng Pháp lần đầu vào năm nào?
Giải thích
Năm 2006, tiểu thuyết “Tố Tâm” được giáo sư Michele Sullivan và Emmanuel Lê Ốc Mạch dịch sang tiếng Pháp với tên gọi “Một trái tim trong sáng”. Nhà xuất bản Gallimard chuyên dịch và giới thiệu các tác phẩm văn học nổi tiếng ở các nước Ảrập, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam… đã ấn hành cuốn sách này. Trước tiểu thuyết “Tố Tâm”, Gallimard xuất bản 2 tác phẩm văn học Việt Nam là cuốn “Kim Vân Kiều” và “Mười thế kỷ thi ca Việt Nam”. Ông là hiệu trưởng đầu tiên của ngôi trường THPT đầu tiên ở tỉnh nào?
Giải thích
Hoàng Ngọc Phách không chỉ được biết đến với tư cách là một nhà văn có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của văn học và sự trưởng thành của khoa học xã hội, ông còn là một nhà giáo, thế hệ của những người khai sinh ra nền giáo dục của chế độ mới. Ông giữ nhiều trọng trách quan trọng trong ngành giáo dục, như: Giám đốc Học khu Bắc Ninh, Giám đốc Giáo dục khu XII, Giám đốc Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương... Đặc biệt, vào tháng 2/1946, Bộ Giáo dục quyết định thành lập trường THPT đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh mang tên Hàn Thuyên. Đồng chí Hoàng Ngọc Phách lúc đó đang là Giám đốc Học khu Bắc Ninh được phân công kiêm thêm chức Hiệu trưởng Trường Trung học Hàn Thuyên và trở thành vị Hiệu trưởng đầu tiên của ngôi trường mang tên danh nhân văn hóa người Kinh Bắc. Từ năm 1954, ông công tác tại Ban Tu thư, Bộ Giáo dục... Trong những năm này, ông lao vào công việc với một niềm hào hứng, say mê mà không quản ngại những vất vả, khó khăn. Năm 1959, ông được điều về Viện Văn học làm chuyên viên nghiên cứu. Ông nghỉ hưu năm 1963. Mười năm còn lại với cuộc đời, ông lại miệt mài với những trang văn. Ông qua đời vào năm 1973, ở tuổi 77. Tuyến đường mang tên ông tại thị trấn Đức Thọ, huyện Đức Thọ được gắn biển vào năm nào?
Giải thích
Tuyến đường mang tên nhà văn Hoàng Ngọc Phách tại thị trấn Đức Thọ, huyện Đức Thọ được gắn biển vào năm 2021. Tuyến đường có chiều rộng 5m; dài 250m chạy qua địa phận tổ dân phố Đại Nghĩa. Tên của ông cũng được đặt cho các con đường ở Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Bắc Ninh, TP Hải Phòng… và nhiều nơi khác trên cả nước.Giải thích
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
Điểm