Người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên là ai?
Giải thích
Nghị quyết số 08 NQ-TWĐTN của Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ký ngày 21/3/1981 quyết nghị: “Trao thẻ đoàn viên số 01 của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cho đồng chí Lý Tự Trọng”. Đồng chí là người đoàn viên ưu tú thuộc lớp đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên của Đoàn ta. Tên thật của anh hùng Lý Tự Trọng là gì?
Giải thích
Đồng chí Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, sinh ngày 20/10/1914 tại bản Mạy, tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan. Anh là con trai cụ Lê Khoan (tức Lê Hữu Đạt), quê ở làng Việt Xuyên (nay là xã Việt Tiến), huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh và cụ Nguyễn Thị Sờm, quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Trong thời gian sang học tập tại Quảng Châu (Trung Quốc), Lê Hữu Trọng được Bác Hồ đổi tên thành Lý Tự Trọng (cùng họ với Lý Thụy, tên bí mật của đồng chí Nguyễn Ái Quốc lúc bấy giờ). Lý Tự Trọng được đưa sang Quảng Châu (Trung Quốc) đào tạo năm bao nhiêu tuổi?
Giải thích
Mùa hè năm 1926, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (khi đó mang bí danh Lý Thụy) đã cử Hồ Tùng Mậu trở lại Thái Lan chọn một số thiếu niên con em các gia đình yêu nước đưa sang Quảng Châu, Trung Quốc đào tạo, nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng Thanh niên Cộng sản Đoàn. Đến Thái Lan, Hồ Tùng Mậu liên lạc được với cụ Tú Đặng, tức Đặng Thúc Hứa, một sĩ phu chủ chốt trong “Quang phục Hội” truyền đạt ý kiến của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Việc lựa chọn được thực hiện rất thận trọng, duy có một học sinh làm mọi người băn khoăn vì còn nhỏ tuổi quá (mới 12), song cuối cùng, xét về tư chất và thân nhân, Hồ Tùng Mậu quyết định đưa vào danh sách. Đó chính là Lê Hữu Trọng. Nhóm thiếu niên học sinh đầu tiên người Việt từ Đông Bắc Thái Lan đến Quảng Châu rất mừng khi được gặp đồng chí Lý Thụy. Để bảo đảm tính hợp pháp và nguyên tắc bí mật, cả nhóm có bí danh và đều mang họ Lý. Tên mật thám nào đã bị Lý Tự Trọng bắn chết?
Giải thích
Sau một thời gian đào tạo tại Quảng Châu (Trung Quốc), Lý Tự Trọng đã thông thạo tiếng Trung và được cử làm liên lạc cho Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở Quảng Châu. Vốn thông minh, hoạt bát, mưu trí, Lý Tự Trọng đã góp phần tích cực vào việc liên lạc giữa Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội với tổ chức Đảng Trung Quốc và cán bộ cách mạng Việt Nam hoạt động tại Trung Quốc, đồng thời tổ chức chuyển thư từ, tài liệu của Đảng về nước, tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Đến giữa năm 1929, tình hình cách mạng có chuyển biến mới. Các tổ chức cộng sản ở Việt Nam lần lượt ra đời. Lý Tự Trọng được cử về nước hoạt động tại Sài Gòn - Chợ Lớn, đảm nhận nhiệm vụ liên lạc trong và ngoài nước cho Xứ ủy Nam Kỳ. Đồng thời, Lý Tự Trọng được giao một nhiệm vụ đặc biệt: vận động, tập hợp thanh niên trong các nhà máy, trường học để thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản. Mặc dầu công việc hết sức nguy hiểm, bọn mật thám suốt ngày lùng sục, nhưng với tinh thần trách nhiệm cao, không quản ngại hy sinh cùng tài trí thông minh, Lý Tự Trọng đã hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Ngày 9/2/1931, trong buổi mít tinh kỷ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái tổ chức tại Sài Gòn, Lý Tự Trọng đã bắn chết viên mật thám Legrand để bảo vệ diễn giả Phan Bôi đang diễn thuyết tại quảng trường Lareni. Sau đó anh đã bị bắt giam vào khám lớn Sài Gòn và bị tra tấn dã man. Không khai thác được thông tin bí mật, thực dân Pháp mở phiên tòa, kết án tử hình Lý Tự Trọng lúc mới 17 tuổi. Không dám xử công khai Lý Tự Trọng, lợi dụng lúc nửa đêm về sáng ngày 21/11/1931, thực dân Pháp dựng máy chém ở ngay khám lớn Sài Gòn hòng giết anh trong im lặng. Phần mộ đồng chí Lý Tự Trọng từng được đặt ở đâu tại TP Hồ Chí Minh?
Giải thích
Lý Tự Trọng anh dũng hy sinh khi mới 17 tuổi nhưng tinh thần cách mạng bất khuất của anh đã làm cho kẻ thù vô cùng khiếp sợ, đồng thời đã động viên cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng trong cả nước lúc bấy giờ. Câu nói của anh trước quan toà thực dân: “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác…” đã trở thành lý tưởng sống và vũ khí chiến đấu, kim chỉ nam hành động của thanh niên Việt Nam qua mọi thời kỳ cách mạng. 80 năm kể từ ngày anh nằm xuống, năm 2011, với sự hỗ trợ của Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh cùng dòng tộc đã tìm thấy di cốt của đồng chí Lý Tự Trọng tại công viên Lê Thị Riêng (Quận 10, TP Hồ Chí Minh) và đưa về an nghỉ ở quê hương Việt Tiến, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Di tích lịch sử phần mộ Lý Tự Trọng ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) được xếp hạng Di tích quốc gia vào năm nào?
Giải thích
Tại Quyết định số 3413/QĐ-BVHTTDL ngày 16/10/2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xếp hạng Di tích lịch sử phần mộ Lý Tự Trọng (xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Phần mộ Anh hùng Lý Tự Trọng được khởi công xây dựng vào ngày 20/10/2011 và khánh thành ngày 8/12/2012; nằm trong Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà). Khu tưởng niệm có diện tích 5,16 ha, gồm các hạng mục chính như: Phần mộ, nhà thờ, tả vu, hữu vu, nhà văn hóa (bao gồm hội trường và phòng trưng bày), nhà điều hành, quảng trường, cảnh quan ngoài trời... Đây là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống lịch sử, tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ, là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa của thanh thiếu niên Hà Tĩnh và cả nước.Giải thích
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
Điểm